Thiếu sữa, ít sữa luôn là vấn đề mà bất cứ người mẹ nào trong thời gian cho con bú cũng quan tâm. Khi nguồn sữa của mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé thì bạn đang được coi là có nguồn sữa thấp.

Mục lục [ Ẩn ]

Thiếu sữa, ít sữa luôn là vấn đề mà bất cứ người mẹ nào trong thời gian cho con bú cũng quan tâm. Khi nguồn sữa của mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé thì bạn đang được coi là có nguồn sữa thấp. Trong thực tế, nhiều phụ nữ thường ngừng cho con bú khi họ nghĩ rằng mình không đủ sữa cho con, điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu việc cung cấp sữa mẹ là thấp hơn so với bình thường thì đó chỉ là một tình trạng tạm thời và hoàn toàn có thể cải thiện với những biện pháp thích hợp.

Những nguyên nhân khiến mẹ ít sữa

Không cho trẻ bú thường xuyên: Một số bà mẹ chỉ cho bé bú một đến hai lần mỗi ngày, chỉ cho bú khi em bé quấy khóc hoặc không cho bú đêm vì thấy bé đã ngủ ngoan nghĩ rằng bé đã bú đủ, cũng có mẹ vì bận đi làm mà thay thế cho trẻ bằng thức ăn loãng hoặc sữa công thức.

me-it-sua-nguyen-nhan-do-dau

Mẹ cho trẻ bú không đủ cữ: Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu thường hay ngủ gật sau khi bú mẹ được 1-2 phút, các mẹ thiếu kinh nghiệm thấy bé ngủ cũng đã dừng việc cho bú làm khoảng thời gian cho bé bú quá ngắn dẫn đến sữa tiết ra không đều gây nên tình trạng thiếu sữa.

- Mẹ cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm: Trẻ bú sữa bình hoặc sữa ngũ cốc sẽ ngủ lâu hơn sau bữa ăn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, đây là dấu hiệu trẻ cần bú thêm sữa ngoài chứ không chỉ sữa mẹ. Thực ra sữa bò và ngũ cốc lâu tiêu hơn sữa mẹ. Trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm.

- Mẹ cho trẻ bú chưa đúng cách: Trường hợp này gặp rất nhiều ở những mẹ nuôi con lần đầu do chưa có kinh nghiệm, chưa được hướng dẫn cho bú đúng cách. Trẻ ngậm không hết quầng vú sẽ không mút được sữa và không kích thích được phản xạ xuống sữa. Trẻ thì bị đói còn người mẹ thì cho rằng mình không đủ sữa nên sẽ cho trẻ bú sữa bình.

- Người mẹ căng thẳng, mệt mỏi, chán nản dẫn đến phản xạ tiết sữa kém: Nếu người mẹ thường xuyên cảm thấy lo âu, phản xạ tiết sữa có thể không hoạt động và trẻ không bú được. Có rất nhiều sữa tích trong bầu vú, nhưng nó không chảy ra được.

- Người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng của mẹ quá kém có thể dẫn tới lượng sữa và lượng chất béo trong sữa sẽ cũng ít hơn người mẹ có dinh dưỡng đầy đủ. Trẻ sẽ không tăng cân như bình thường nữa. Những bà mẹ thiếu dinh dưỡng thường khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện cho trẻ uống thêm sữa hộp và cũng phải làm việc cực nhọc hơn nên khó có thể cho trẻ bú thường xuyên.

Người mẹ dùng viên thuốc tránh thai có chứa Oestrogen: Viên tránh thai dạng này có thể làm giảm lượng sữa sau 2 - 3 tuần từ khi người mẹ bắt đầu dùng thuốc.

-  Mẹ có phẫu thuật ngực trước khi sinh

-  Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây tê tủy sống khi vượt cạn.

-  Mẹ sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, trà, café…

Hiểu được những nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sẽ giúp mẹ chủ động có những biện pháp tránh bị mất sữa, đồng thời có chế độ dinh dưỡng, những thói quen đúng để có nguồn sữa dồi dào, đảm bảo dinh dưỡng cho bé.